Chỉ số thương mại điện tử Thương mại điện tử

Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề. Bạn cũng có thể cải thiện bài này, thảo luận về vấn đề trên trang thảo luận, hoặc là tạo bài viết mới nếu thích hợp.

Việc đánh giá tình hình phát triển thương mại điện tử của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ, chẳng hạn một bang hay một tỉnh có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và pháp luật cũng như các nhà đầu tư. Trên quy mô toàn cầu, những tổ chức như ITU hay EIU hàng năm đưa ra các chỉ số định lượng về sự phát triển công nghệ thông tin hay kinh tế số.

Việt Nam, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tiến hành hoạt động xây dựng Chỉ số thương mại điện tử lần đầu tiên vào năm 2012. Chỉ số thương mại điện tử (viết tắt là EBI từ tiếng Anh E-Business Index) được xây dựng theo các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên bốn nhóm tiêu chí lớn. Nhóm thứ nhất là nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin. Nhóm thứ hai là giao dịch doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Nhóm thứ ba là giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Nhóm thứ tư là giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B).

Chỉ số Thương mại điện tử giúp các đối tượng nhanh chóng xác định được mức độ triển khai thương mại điện trên phạm vi cả nước cũng như tại từng địa phương, sự tiến bộ qua các năm và gợi ý cho mỗi địa phương những giải pháp cần thiết để nâng cao ứng dụng thương mại điện tử.

Từ năm 2012, VECOM liên tục công bố Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử cho mỗi năm.[41] Báo cáo năm 2015 đã gợi ý từ năm 2016 thương mại điện tử sẽ bước sang giai đoạn phát triển nhanh. Theo VECOM, giai đoạn một từ 1998 đến hết năm 2005 là giai đoạn hình thành thương mại điện tử ở Việt Nam. Giai đoạn hai bắt đầu từ năm 2006 đến hết năm 2015 là giai đoạn phổ cập với xấp xỉ một nửa dân số truy cập Internet và đông đảo dân chúng, đặc biệt là dân thành thị và giới trẻ đã mua sắm trực tuyến.

Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử năm 2015 cũng chỉ ra sự chênh lệch rất lớn về giao dịch thương mại điện tử giữa các địa phương. Hai thành phố lớn nhất và cũng là hai trung tâm kinh tế là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có sự phát triển tương đương và chiếm tới khoảng 80% thương mại điện tử của cả nước. Phát hiện này cho thấy các cơ quan hoạch định chính sách cần có những giải pháp phù hợp để thu hẹp khoảng cách số giữa các địa phương.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thương mại điện tử http://www.ris.bka.gv.at/GeltendeFassung.wxe?Abfra... http://zeidan.com.au/ebusiness-blog/81-ebusiness-v... http://www.austrade.gov.au/e-business-versus-e-com... http://www.zwgl.com.cn/article_info.asp?nid=4243 http://www.aldricharchive.com/snowball.html http://www.computerworld.com/s/article/53015/The_d... http://domainnamewire.com/2007/07/26/rh-donnelley-... http://investor.ebay.com/releasedetail.cfm?Release... http://www.economist.com/node/16478931 http://www.forbes.com/2010/01/18/china-internet-co...